Những bí mật về sa mạc cổ xưa nhất hành tinh

bảng giá Băng dính

Là hoang mạc cổ xưa nhất thế giới, Namib mang trong mình khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa cô liêu đồng thời vẫn có những đặc tính tương phản sâu sắc của một hoang mạc ven biển.

Cái tên Namib đã báo hiệu sự rộng lớn đến mức vắng lặng, trống trải

ái tên Namib bắt nguồn từ tiếng Nama, mang nghĩa là “nơi rộng lớn”. Và đúng như tên gọi này, hoang mạc Namib sở hữu diện tích trải dài tới 1.600 km, vắt qua lãnh thổ 3 nước gồm Angola, Namibia và Nam Phi.

Cần phải nhớ rằng, nơi khô cằn nhất của nơi đây chỉ nhận được lượng mưa trung bình năm từ 2-5 mm. Đây cũng là lý do khiến cho cả dải đất rộng lớn này hầu như hoang liêu, trống trải đến mức đáng sợ.

Càng đáng chú ý hơn nữa là hoang mạc Namib đã mang khí hậu khô cằn (hay bán khô cằn) trong suốt 55 triệu năm qua. Đây được xem là hoang mạc cổ nhất trên trái đất và dĩ nhiên, vài địa điểm tại đây cũng được xếp vào hàng khô khan bậc nhất.

Cũng vì thế mà sự sống trên Namib là một cuộc chiến sinh tồn thực sự cam go. Chỉ những loài động, thực vật kỳ lạ mới có thể thích ứng được với sự khô cằn “thâm căn cố đế” tại Namib. Nhưng chính nhờ vậy, hoang mạc Namib lại sở hữu nhiều loài đặc hữu hơn bất kỳ hoang mạc nào khác.

Nhiều gốc cây khô đã tồn tại từ… vài trăm năm về trước

Theo thời gian thích nghi tiến hóa, những bộ gai khổng lồ đã giúp cho loài cây gai lạc đà hạn chế mất nước. Đồng thời, bộ rễ của cây gai lạc đà có thể cắm sâu tới 50 mét dưới lòng đất để tìm kiếm nguồn nước ngầm.

Tuy vậy, hình ảnh những cây gai lạc đà héo khô trơ trọi tại Deadvlei, nghĩa địa cây khô giữa lòng sa mạc Namib, có lẽ đã quá quen thuộc với những người tìm hiểu về mảnh đất khô khan này.

Trong số đó, có nhiều gốc cây khô xứng đáng được lên hàng “hóa thạch” vì đã tồn tại từ hơn 900 năm trước. Thế nhưng, xác cây lại vẫn chưa bị mục nát, tất cả cũng chỉ vì mức độ khô cằn tột bậc tại Namib.

Những chú voi tại Namib cũng có sức chịu đựng phi thường

Loài voi sinh sống ở Namib thì lại phải đi tới 60 km mỗi ngày để tìm kiếm nguồn nước. Đặc biệt, chúng còn phải học cách sục cát đào các hố nước bằng ngà của mình.

Ngay cả khi không có cơ may tìm được nguồn nước, các chú voi tại Namib vẫn có thể tiếp tục di chuyển và chịu đựng tới 4 ngày trời không một giọt nước uống.

Khu vực “tổ ấm” của đàn voi cũng trải rộng từ 2.000-3.000 km2. Và sải chân của các chú voi Namib cũng được đánh giá là rộng hơn hẳn so với các loài voi thông thường, để đảm bảo việc đi lại đường trường trên mặt cát mềm lún ở hoang mạc.

Các du khách có thể nhìn ngắm toàn cảnh Namib từ trên cao

Hiện tại, một phần lớn diện tích của hoang mạc Namib được bảo tồn trong Công viên Quốc gia Namib-Naukluft. Và lòng chảo đất sét Sossusvlei chính là một trong những địa điểm tham quan được nhiều du khách chú ý đến nhất.

Ngoài ra, các du khách ghé thăm công viên quốc gia Namib-Naukluft còn có thể lựa chọn những hoạt động tham quan đầy thú vị khác như đi khinh khí cầu, nhảy dù, chạy xe quad, leo đồi cát hay trượt cát.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 20 seconds

This will close in 0 seconds