Khu vườn trồng loài hoa xác chết lớn nhất thế giới

Rafflesia khi nở có đường kính trung bình một mét, còn gọi là hoa xác chết, được nhiều vườn ở bang Sabah trồng cho du khách tham quan.

Rafflesia sống ký sinh bằng cách ăn thức ăn trên thân cây chủ và không có lá, rễ. Hoa nở có màu đỏ, nhiều đốm trắng, đường kính lớn nhất lên tới 1,2 m, nặng 10 kg. Trong quá trình sinh trưởng, hoa tỏa ra mùi hôi thối như thịt rữa nhằm thu hút côn trùng thụ phấn, nên được gọi là hoa xác chết.

Để ngắm loài hoa lớn nhất thế giới từ phía bang Sabah, Maylaysia, khách có thể đến các vườn bảo tồn tư nhân. Cuối tháng 3/2024, tại vườn Kokob Rafflesia ở cao nguyên Ranau, nhiều nhóm du khách đến mua vé vào tham quan khi một bông Rafflesia đang nở.

Trước khi vào vườn, khách được giới thiệu về loài này, xem hình ảnh các thời kỳ phát triển từ lúc mầm nhỏ đến khi ra hoa rồi thối rữa. Ông Walter Deypalan (trái) hướng dẫn viên du lịch ở thành phố Kota Kinabalu, bang Sabah, cho biết không phải thời điểm nào trong năm khách cũng có thể ngắm hoa.
Loài này rất khó sinh trưởng hàng loạt và việc nhân giống còn gặp nhiều khó khăn. Các giống hoa đang mọc tại vườn đều sinh trưởng tự nhiên, được người dân chăm sóc, bảo tồn. Rafflesia còn đặc biệt khi mất đến 5 năm mới có thể ra hoa, nhưng chỉ nở
Bông hoa xác thối mọc ở sâu trong vườn, lối vào làm bằng tre nhỏ hẹp, đi qua bụi cây um tùm. Hoa mọc tự nhiên, xung quanh quây rào tre. Hiện cả vườn chỉ có một bông nở, với kích thước hơn 80 cm. Khách ngắm từ khoảng cách 1,5 m, nhằm giữ nguyên trạng.
“Rafflesia có sức cuốn hút rất riêng và đặc tính sinh trưởng cũng không giống loài hoa thường thấy. Tôi thấy mình khá may mắn khi đến đúng thời điểm hoa nở đẹp”, Nguyễn Khánh Hoàng Anh (trái), 26 tuổi, du khách đến từ Việt Nam cho biết.
Ở một góc khác là những mầm Rafflesia đang phát triển, có bông mới nhú, có bông đã bung hết lớp vỏ ngoài màu đen. Hướng dẫn viên cho biết, vườn thường trồng thêm nhiều bụi tre loài hoa này ưa không khí mát mẻ, ẩm ướt.

Những bông Rafflesia thối rữa có màu đen xì, bốc mùi hôi thối bên cạnh các hoa đang phát triển khác. Trước đây loài hoa này thường được người dân hái về làm thuốc, nguy cơ tuyệt chủng cao. Bang Sabah hiện nay có nhiều vườn cố gắng nhân giống để bảo tồn. Loài này có khoảng 30 giống và chỉ mọc ở một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Philippines.

Nhiều du khách thích thú chụp ảnh hoa với tờ tiền 10 ringgit in hình loài này.

Thời gian tham quan kéo dài khoảng nửa tiếng, khách có thể mua thêm đồ lưu niệm như móc khóa in hình hoa ở quầy vé.
Hoa Rafflesia do một người dân Indonesia phát hiện ra trong khu rừng nhiệt đới vào năm 1818, được lấy tên từ Sir Thomas Stamford Raffles, người đứng đầu cuộc thám hiểm năm đó.

Vườn bảo tồn Kokob Rafflesia là một khu rừng cây rậm rạp, chỉ có một khoảng không nhỏ được dành để xây phòng bán vé, chỗ để xe. Giá vé vào cổng từ 10 đến 30 ringgit một khách (khoảng 50.000 -150.000 đồng) tùy theo số hoa có tại vườn và người nước ngoài hay địa phương.
Vườn cách trung tâm thành phố Kota Kinabalu khoảng 120 km. Nơi này nằm trên cao nguyên Ranau có độ cao gần 500 m so với mực nước biển. Hiện chưa có chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến Kota Kinabalu. Du khách đến Kuala Lumpur sau đó bay tiếp đến Kota Kinabalu, đều có các chuyến bay hằng ngày đến đây.

This will close in 20 seconds

This will close in 0 seconds